Nguồn nước trong thiên nhiên: Khoảng 70% trái đất được bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có 2,5% thể tích nước trên trái đất là nước ngọt – là nguồn nước mà con người, động vật và thực vật có thể tiêu thụ. Trong 2,5% này thì khoảng 1,7% là bị đóng băng và lượng còn lại chỉ 0,8% là được giữ trong đất, sông, hồ, trong khí quyển v.v.
1. Tìm hiểu về các nguồn nước:
Nguồn nước
trong thiên nhiên: Khoảng 70% trái đất được bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có 2,5%
thể tích nước trên trái đất là nước ngọt – là nguồn nước mà con người, động vật
và thực vật có thể tiêu thụ. Trong 2,5% này thì khoảng 1,7% là bị đóng băng và
lượng còn lại chỉ 0,8% là được giữ trong đất, sông, hồ, trong khí quyển v.v.
Chu trình nước
trong thiên nhiên: trong tự nhiên, gần một nửa nước mưa bốc hơi cùng đất, vỏ
cây và động vật, còn nửa kia chảy vào sông hồ và ngấm xuống đất. Cuối cùng nước
bề mặt và nước ngầm tập trung bởi các dòng chảy sẽ trở lại biển. Nước bốc hơi
từ mặt biển và mặt đất tập hợp trong mây và chu trình tái diễn.
Nước biển
và đại dương: chiếm một thể tích rất lớn với hàm lượng muối trung bình 3,5
g/lít. Con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng nguồn nước này để phục
vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình.
Nước ngầm:
Nước nằm sâu trong lòng đất có trữ lượng khá lớn, nhưng nguồn nước ngầm tại các
khu vực có thể khai thác được chiếm khoảng 4 triệu km3 và con
người cũng không dễ dàng khai thác và sử dụng.
Chất lượng
nước ngầm phụ thuộc vào địa hình, địa chất nơi mạch nước ngầm chảy qua, biến
đổi theo chất lượng của nguồn nước mặt bổ sung và khó phục hồi khi bị khai thác
quá mức.
Nước ngầm
ở một số vùng tại Việt Nam có hàm lượng sắt cao từ 1-20 mg/l, ở Việt Nam, do
lượng nước ngầm phân bố không đều, khai thác tùy tiện và không được quản lý
chặt chẽ, thêm vào đó là ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường còn thấp nên nhiều
nơi hiện đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm cùng
với các nguy cơ sụt lấn mặt đất.
Nước sông
hồ: Đây là loại nước mà con người có thể sử dụng và khai thác dễ dàng thuận lợi
để phục vụ cho mọi hoạt động hàng ngày, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ 0,0191%,
với trữ lượng chừng 218.000 km3 nước phân phối đều khắp mọi
nơi. Việt Nam có một hệ thống sông ngòi dày đặc, ước tính cả nước có khoảng
2.360 con sông với chiều dài trên 10km. Trong số này có 8 con sông lớn với trữ
lượng từ 10.000 km3 trở lên.
Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động, con người đã thải các chất bẩn làm ô nhiễm nguồn
nước mặt gây nên tình trạng thiếu nước sạch ở nhiều nơi.
Nước mưa:
Bản chất của nước mưa là rất sạch. Nhưng nước mưa có nhược điểm là không đủ số
lượng cung cấp nước dùng trong cả năm, cho những tập thể đông người, số lượng
nước mưa phụ thuộc theo mùa trong năm, phân bố không đều về mặt địa lý.
Nước mưa
bị nhiễm bẩn bởi không khí bị ô nhiễm, cách thu hứng chứa đựng không đảm bảo vệ
sinh. Tuy vậy, ở những vùng khan hiếm nước cần tận dụng nước mưa để ăn uống.
2.Vệ sinh nước và mối
quan hệ của chúng với sức khỏe cộng đồng
Rất nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng chất lượng nước và dung lượng nước
sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Nhiều vụ dịch bệnh liên
quan đến nước bị ô nhiễm như bệnh đau mắt hột, đau mắt đỏ, tả, thương hàn, lỵ,
tiêu chảy, viêm gan A… đã và đang xảy ra ở cả những nước phát triển và đang
phát triển.
Thiếu nước
cũng gây ảnh hưởng trầm trọng, đặc biệt là sự phát sinh và lây nhiễm các bệnh
về da, mắt và các bệnh truyền qua đường phân - miệng. Ước tính trên thế giới có
khoảng 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột và khoảng 500 triệu người có
nguy cơ bị mắc bệnh này. Theo thống kê sức khỏe toàn cầu của trường Đại học
Harvard, của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới thì hàng năm có khoảng
4 tỉ trường hợp bị tiêu chảy, làm 2,2 triệu người chết mà chủ yếu là trẻ em
dưới 5 tuổi (tương đương cứ 15 giây thì có 1 trẻ em bị chết). Con số này chiếm
khoảng 15% số trẻ em chết vì tất cả các nguyên nhân ở những nước đang phát
triển. Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước là bảo vệ cuộc sống của chính mỗi cá nhân
và cộng đồng.
3. Các hình ảnh về tài nguyên nước trong
bối cảnh biến đổi khí hậu:
Khan
hiếm nước ngọt trong trồng trọt
Băng tan do trái
đất nóng lên
Người
dân xếp hàng chờ nước bất kể ngày đêm
Hiện có khoảng ¼ dân số thế giới đang không được
tiếp cận nguồn nước sạch
4. Chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên nước:
- Giảm thiểu biến đổi khí hậu: Ủng hộ phát
triển năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng,….,
sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm thiểu sử dụng nhựa, tham gia
trồng cây…
- Tiết kiệm nước trong các hoạt động hàng
ngày: kiểm tra rò rỉ tại các đường ống, vòi nước, bồn vệ sinh, máy giặt…, sử
dụng nước vừa đủ cho hoạt động hàng ngày: tái sử dụng nước như dùng nước vo gạo
để tưới cây, trong khi giặt quần áo nước xả quần áo sau cùng có thể tái sử dụng
để lau nhà, chà sàn tắm…trồng các loại cây chịu hạn cũng giúp tiết kiệm nước,
tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm trong ngày, tránh tưới nước khi trời gió,
tập cho trẻ em thói quen tiết kiệm nước…
- Tiết kiệm nước nơi công cộng như cơ
quan, siêu thị, công viên.. bằng cách giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ các trang
thiết bị chung, bỏ rác đúng nơi qui định.