Với trẻ mầm non, việc cân đo và theo dõi sự phát triển của trẻ theo định kỳ là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết giúp cô giáo và phụ huynh nắm rõ sự tăng trưởng về mặt thể chất của trẻ. Từ đó đưa ra các phương thức xử lý và điều trị kịp thời. Ví dụ như kiểm soát nguy cơ béo phì, thừa cân hoặc suy dinh dưỡng. Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa cho biết, giai đoạn những năm đầu đời là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển của trẻ.
Chính
vì vậy trong các hoạt động của trường Mầm non Hồng Thủy, công tác cân đo chiều
cao, cân nặng và theo dõi biểu đồ phát triển cho trẻ là một việc làm luôn được
nhà trường đặc biệt quan tâm. Từ nhiều năm nay, việc tổ chức cân đo cho trẻ đã
được nhà trường duy trì thành nề nếp thực hiện thường xuyện theo kế hoạch nằm
nâng cao sức đề kháng, mang lại cho trẻ một thể trạng tốt nhất.
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, sau khi đã
ổn định nề nếp trẻ, trong học kì I, cán bộ y tế nhà trường đã phối hợp với GVCN
các lớp tổ chức cân đo sức khỏe lần 1 vào tháng 9/2022; lần 2 (tháng 12/2022)
và lần 3 cho toàn thể các cháu trong trường vào tháng 03/2023, kết quả như
sau:
* Kết quả cân đo tháng
9 khi trẻ mới bắt đầu vào học tại trường:
- Tổng số trẻ được
theo dõi biểu đồ cân nặng - chiều cao: 439 trẻ
+ Số trẻ SDD thể
nhẹ cân: 23 trẻ, tỷ lệ = 5,2 %
+ Số trẻ SDD thể
thấp còi: 21 trẻ, tỷ lệ = 4,8 %
Kết quả kiểm tra cân đo của trẻ sẽ được giáo viên phụ trách
lớp ghi chép cụ thể vào sổ theo dõi sức khỏe, thông báo qua bảng tuyên truyền
của lớp, qua trao đổi trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm và thông báo
trực tiếp đến phụ huynh học sinh (người chăm sóc trẻ) để phụ huynh nắm được
tình hình sức khỏe của trẻ. Với những trẻ suy dinh dưỡng hay thấp còi… thì giáo
viên sẽ trao đổi trực tiếp, thường xuyên với phụ huynh để giúp phụ huynh có
những biện pháp chăm sóc trẻ khoa học giúp trẻ nhanh chóng phát triển bình
thường.
* Kết quả cân đo
tháng 03 khi trẻ học tại trường được 6 tháng:
- Tổng số trẻ được
theo dõi biểu đồ cân nặng - chiều cao: 435 trẻ
+ Số trẻ SDD thể
nhẹ cân: 12 trẻ, tỷ lệ = 2,8 %
+ Số trẻ SDD thể
thấp còi: 14 trẻ, tỷ lệ = 3,2 %
+ Số trẻ có cân
nặng cao hơn tuổi: 03 trẻ, tỷ lệ = 0,7 %
Như
vậy là chỉ qua một thời gian ngắn nhờ sự chăm sóc, phối kết hợp giữ giáo viên
và phụ huynh, tình hình sức khỏe (cân nặng, chiều cao) của trẻ tại trường
đã có sự thay đổi. Số trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng đã giảm rõ rệt (Số trẻ thấp
còi giảm từ 21 xuống còn 14 trẻ, số trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 23 trẻ xuống còn
12 trẻ…). Trẻ đi học khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin, phụ huynh thêm tin tường
vào chế độ sinh hoạt và sự chăm sóc của cô giáo và nhà trường.
Việc thực hiện cân đo định kỳ cho trẻ ở trường mầm non là
một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Thông qua việc cân đo định kỳ cho
trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức cho phụ huynh về cách
chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ lứa tuổi mầm non và cũng qua hoạt động thường
niên này đã đem đến sự phấn khởi, tin tưởng trong các bậc phụ huynh về một môi
trường giáo dục an toàn và thân thiện.
Sau đây là một số hình ảnh cân đo tại trường!