Cúm mùa lây lan như thế nào?
Cúm mùa lây lan từ người sang người rất nhanh chóng chủ yếu thông qua dịch tiết hô hấp, là các giọt bắn khi người mắc bệnh cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn này có thể sẽ tiếp xúc với mũi, miệng hoặc hít vào phổi của người khỏe mạnh gần đó.
Trong các trường hợp ít gặp hơn,
virus cúm có thể lây lan khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với bề mặt hoặc
đồ vật bị ô nhiễm, có chứa virus cúm sau đó đưa tay lên mắt, mũi hay miệng của
mình. Chẳng hạn như việc người bệnh hắt hơi và dùng tay che lại nhưng không rửa
tay mà vẫn tiếp tục sinh hoạt, chạm vào các bề mặt và vật dụng, lúc này virus
bám dính và tồn tại trên bề mặt 48 tiếng cho đến khi người khỏe mạnh chạm vào
và bị nhiễm virus cúm.
Tại Việt Nam, bệnh cúm thường bùng
phát đỉnh điểm vào tháng 3, tháng 4, tháng 10 và 11. Các triệu chứng của cúm
thường bắt đầu khoảng từ 2 đến 4 ngày sau khi virus cúm lây nhiễm vào đường hô
hấp. Trong nhiều trường hợp, virus cúm vẫn có thể lây truyền từ người nhiễm
virus sang người khỏe mạnh ngay cả khi người bị nhiễm không xuất hiện bất kỳ
triệu chứng bất thường nào.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục
Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng
khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng
hàng ngày bằng nước muối.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để
nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện
pháp dự phòng hiệu quả nhất.
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm
hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ
mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
